10 Công Nghệ In Bao Bì Nhựa Phổ Biến Nhất
Bao bì nhựa hiện đang là một trong những ngành công nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ. Để cho ra thành phẩm là các túi nhựa chất lượng và cao cấp thì công nghệ in bao bì nhựa đóng một vai trò khá quan trọng. Vậy hiện có những công nghệ nào đang được áp dụng rộng rãi trong in ấn bao bì nhựa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Các công nghệ in bao bì nhựa phổ biến
1.1 Công nghệ in Offset
In Offset là một trong những công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ này sẽ in các nội dung từ khuôn in lên bề mặt của vật liệu bằng các loại mực một hoặc nhiều màu dưới áp lực tác động lên máy in. Mặc dù đã ra đời từ rất lâu nhưng mãi đến khi công nghệ chế bản điện tử và điều khiển học phát triển thì chất lượng in Offset mới thật sự cải thiện.
Sử dụng công nghệ in Offset có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- In bao bì với hình ảnh đẹp, chất lượng cao, màu sắc tươi sáng tương đương ảnh chụp.
- In nhanh chóng, dễ dàng, độ bền bỉ cao.
- Có thể in ấn đa dạng loại sản phẩm như thùng giấy, tờ rơi, name card, lịch, bao bì nhựa,…
1.2 Công nghệ in kỹ thuật số
Công nghệ in kỹ thuật số là phương pháp in ấn dựa trên hình ảnh kỹ thuật số được liên kết trực tiếp đến thiết bị công nghệ. Thiết bị này có thể là máy tính, máy in phun, laser,…
Ngày nay nhiều khách hàng lựa chọn in kỹ thuật số cho bao bì bởi những ưu điểm như:
- Việc thay đổi hình ảnh in cho từng bề mặt dễ dàng hơn.
- Có thể in trên những bề mặt bao bì kích thước lớn và nhỏ khác nhau.
- Dữ liệu, hình ảnh nạp vào máy in và được in ngay không cần thông qua các thiết bị trung gian khác.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu in số lượng nhiều và ít.
1.3 Công nghệ in ống đồng
Một phương pháp khác cũng được sử dụng khá phổ biến trong các loại công nghệ in bao bì nhựa hiện nay đó là in ống đồng. Người ta cũng có thể gọi là in lõm. Phương pháp này sử dụng trục in mạ đồng dày 100 microns để in ấn. Những nội dung, hình ảnh được khắc sâu và nằm phía dưới trục in trong khi đó phần không in nằm ở phía trên bề mặt. Mực in sẽ được dẫn lên khuôn in sao cho lấp đầy bản khắc. Sau đó máy sẽ dùng áp lực để in nội dung lên bề mặt vật liệu Khi sử dụng công nghệ in ống đồng thì nhà sản xuất chủ yếu sẽ in ở dạng cuộn.
Ưu điểm của kỹ thuật in ống đồng có thể thấy là:
- Mang lại độ chính xác cao.
- Có thể phục chế hình ảnh với chất lượng tốt.
- Có thể in tái bản do có độ bền lớn.
- Tốc độ in ống đồng khá nhanh, khoảng 200m/phút.
1.4 Công nghệ in Flexo
In Flexo là công nghệ in nổi với đặc điểm là các phần tử in trên khuôn in nằm ở vị trí cao hơn các phần tử không in. Các phần tử in được in ngược chiều trục anilox, trục này sẽ cấp mực trực tiếp lên vật liệu in trong quá trình ép in.
Ưu điểm của công nghệ in Flexo à:
- Thích hợp để in thùng carton, decal nhãn dán, sticker, nhãn bao bì,…
- Vật liệu in ấn đa dạng như nhựa, kim loại, giấy bóng kính,…
1.5 Công nghệ in lụa
In lụa là một kỹ thuật in ấn cơ bản và lâu đời, ra đời khi có sự tồn tại của bản lưới khuôn in làm bằng tơ lụa. Bên cạnh đó, người ta có thể thay thế bản lưới tơ lụa bằng các chất liệu khác như vải, bông hoặc lưới kim loại.
Công nghệ in lụa có những ưu điểm đáng quan tâm như:
- Có thể in số lượng ít với chi phí thấp.
- In được trên nhiều dạng chất liệu bao bì khác nhau.
- In trên cả bề mặt vật liệu không phảng, công nghệ in Offset không thể làm được điều này.
1.6 Công nghệ in AB
In AB được xem là công nghệ in bao bì nhựa cơ bản khi cần in các bề mặt có nội dung khác nhau. Nhà sản xuất in trước bản A và thay toàn bộ bản kẽm sau đó mới có thể in bản B. Công nghệ in AB thường được áp dụng để in các loại bao thuốc phân bón, thuốc trừ sâu, bao gạo, bao đựng thóc,…
1.7 Công nghệ in Proof
Khi áp dụng công nghệ in Proof, nhà thiết kế sẽ in trước mẫu và đưa khách hàng ký duyệt màu sắc cho bản in. Bản in mẫu nhằm để kiểm tra thành phẩm khi in có đạt chuẩn cần thiết so với bản thiết kế hay không.
Một lưu ý nhỏ là bản in Proof được dùng làm tiêu chuẩn kiểm tra màu sắc cho công nghệ in Offset. Các dạng in trên máy màu với công nghệ in laser hay in phun thì sẽ không tương hợp với bản in Proof này.
1.8 Công nghệ in UV
Nhà sản xuất sẽ sử dụng mực UV để in ấn. Công nghệ này tạo hiệu ứng ART, đem đến năng suất và chất liệu cao trên nhiều vật liệu.
1.9 Công nghệ in thạch bản
Phương pháp in thạch bản được áp dụng in trên bề mặt nhẵn nhằm sản xuất các loại vật liệu bán dẫn và MEMS.
1.10 Công nghệ in tự trở
In tự trở dùng để in hai mặt hoàn toàn giống nhau. Sau khi in xong một mặt đầu tiên, máy in sẽ tự động trở mặt để in sang bề mặt còn lại.
2. Đánh giá các công nghệ in bao bì nhựa
3. Tiêu chí lựa chọn kỹ thuật in phù hợp
Theo Ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học Công nghệ cho rằng: “In ấn và đóng gói bao bì là một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ đắc lực nhất cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đối với ngành chế biến thực phẩm”. Do đó, việc lựa chọn công nghệ in bao bì nhựa phù hợp là điều được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Vậy làm sao để lựa chọn công nghệ in phù hợp với doanh nghiệp của mình? Dưới đây là những tiêu chí để đánh giá được sử dụng phổ biến:
- Dựa vào chất liệu cần in: Với mỗi chất liệu nhựa khác nhau như nhựa PE, nhựa PP, nhựa PVC, nhựa PC, nhựa PET,…sẽ phải ứng dụng các phương pháp in khác nhau.
- Dựa vào số lượng cần in: Tùy vào số lượng sản phẩm cho 1 lần in là bao nhiêu mà quyết định đến kiểu in. Ví dụ, in số lượng nhỏ thì in lưới, in kỹ thuật số sẽ tối ưu chi phí nhất. Ngược lại, muốn in số lượng lớn với tiến độ nhanh thì in offset là tốt nhất.
- Các yếu tố khác: Ngoài ra, các yêu cầu khác về số lượng màu in, thời gian in… cũng là yếu tố để các xưởng in cân nhắc và tư vấn cho bạn loại kiểu in tốt nhất.
Nguồn tại Thiết kế in ấn KTP: https://thietkeinanktp.com/blog/cong-nghe-in-bao-bi-nhua/
Tham khảo các bài viết sau:
Nhận xét
Đăng nhận xét