In Ống Đồng Là Gì? Nguyên Lý, Cấu Tạo, Quy Trình In
Ngày nay các nhà in thường sử dụng công nghệ in ống đồng cho các bao bì hoặc in bao nhựa…Kỹ thuật này có thể in trên mọi vật liệu màng, tráng ghép phức hợp, đem đến cho khách hàng những sản phẩm đẹp, thu hút. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản về phương pháp này.
1. In ống đồng là gì?
In ống đồng còn có tên gọi khác là in lõm, kỹ thuật in ấn hiện đại này sử dụng một trục in được mạ đồng với độ dày khoảng 100 micron. Các phần tử in như chữ viết và hình ảnh… được in sâu và nằm dưới mặt trục in ống đồng, còn những phần tử không in được nằm trên bề mặt trục in. Hầu hết phương pháp in này được in chủ yếu ở dạng cuộn.
2. Kỹ thuật in ống đồng hoạt động theo nguyên lý nào?
Phương pháp in ống đồng được dựa vào kỹ thuật in lõm, những phần tử được khắc lõm vào bề mặt kim loại.
Khi mực thấm vào bề mặt khuôn in, lúc này mực tràn vào các chỗ lõm của các phần tử in. Tiếp đến, hệ thống loại bỏ mực còn thừa ra khỏi bề mặt khuôn in bằng dao gạt mực, phần mực còn lại nằm trên khuôn in trên các phần tử.
Mực trong các chỗ lõm sẽ truyền sang bề mặt vật liệu khi in gặp áp lực. Sau khi in xong, được các đơn vị mang đi sấy vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp khoảng 0,1 Pa.s giúp cho mực nhanh khô và chất lượng cao.
Hiện nay có rất nhiều đơn vị ứng dụng in ống đồng để sản xuất bao bì hộp giấy, túi giấy,… hoặc in trên các loại khác như: màng nhựa dẻo, kim loại mỏng, giấy, OPP, PET, PE… Với nhiều loại bao bì chúng ta cần phải in rồi ghép lại với nhau để tạo thành một sản phẩm hoàn thiện. Phương pháp này được gọi là ống đồng màng ghép.
3. Cấu tạo của khuôn in trong máy in ống đồng
Khuôn in trong máy in ống đồng được cấu tạo như sau:
- Có dạng trục kim loại, làm bằng thép được mạ một lớp đồng mỏng trên bề mặt và những phần tử cần in sẽ được khắc lên bề mặt lớp này nhờ axit hay một bộ máy khắc.
- Mạ một lớp crôm mỏng trên bề mặt của lớp đồng này nhằm mục đích bảo vệ khuôn in nên kỹ thuật in này còn có tên là phương pháp on crôm.
- Phương pháp này rất thuận tiện nếu bạn muốn in tải bản và phục chế khi cần chỉ cần bảo quản tốt và độ chính xác của những lần in tái bản cũng rất cao.
4. Ưu nhược điểm khi sử dụng kỹ thuật in ống đồng trong in ấn
In ống đồng mặc dù khá mới nhưng có nhiều ưu điểm nổi bật so với in ấn truyền thống điển hình như in lụa. Chất lượng in, mực in và có độ phủ lên bề mặt sâu được đánh giá khá cao. Thay vì in truyền thống thì phương pháp này có độ chính xác cao hơn.
Ưu điểm:
- Độ bền cao, đồng thời màu sắc, hình ảnh chân thực, rõ nét.
- Có thể in tái bản nhiều lần bởi độ bền của trục in lớn, tốc độ in cao, đạt trên 200m/phút đối với các máy in ống đồng hiện đại.
- In số lượng nhiều giá thành càng rẻ, tiết kiệm.
Nhược điểm:
- Khi khách hàng yêu cầu in số lượng nhỏ, chi phí mua mực cao và mỗi lần mở màu là tốn nhiều nhiên liệu.
- Kỹ thuật in ống đồng khó thực hiện trên những vật liệu có độ dày lớn, phù hợp với các loại màng hoặc bao bì đựng sản phẩm hơn.
Nguồn tại Thiết kế in ấn KTP: https://thietkeinanktp.com/blog/in-ong-dong/
Nhận xét
Đăng nhận xét