Tổng hợp thông tin về lịch sử ngành in ấn Việt Nam

In ấn là quá trình tạo hình ảnh, chữ viết trên các chất liệu nền bằng mực in. Hình thức này được sử dụng từ khoảng năm 220 trước Công nguyên. Vậy bạn có biết lịch sử ngành in ấn Việt Nam diễn ra như thế nào? Cùng https://www.ubootwaffe.net/ tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này và điểm qua những kỹ thuật in ấn hộp giấy, túi giấy phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Lịch sử in ấn tại Việt Nam

Trước khi tìm hiểu lịch sử ngành in ấn Việt Nam chúng ta nên tìm hiểu qua về các giai đoạn hình thành, phát triển của ngành in thế giới. Vào năm 868 tại Trung Hoa, chữ được khắc trên những bản gỗ để tạo thành sách. Cho đến năm 1040, nhà sáng tạo Bi Sheng sáng chế ra chữ in và chữ được in không chỉ tạo thành một cuốn sách mà còn ứng dụng trong nhiều mục đích khác.

Vào năm 1430, Johannes Gutenberg là người đầu tiên phát minh ra máy in tạo bước nhảy vọt trong phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới. Máy in là nền tảng cho hàng loạt máy móc khác và tăng sự truyền bá kiến thức sách vở giúp mọi đối tượng đều có điều kiện tiếp xúc với nguồn kiến thức khổng lồ.

Ngành in ấn bắt đầu tại Việt Nam vào thời Hậu Lê

Lịch sử ngành in ấn Việt Nam bắt đầu khi Thám hoa Lương Như Hộc thời đó là quan nhà Hậu Lê có chuyến ghé thăm Trung Quốc. Ông là người có công trong việc truyền thụ lại nghề khắc, in chữ lên gỗ cho người dân Hồng Lục (Hải Dương hiện nay). Nhờ hai lần sang Trung Quốc, ông học nghề in mộc bản và truyền bá nghề cho người dân tại quê hương. Nhờ đó, nghề in bắt đầu được đặt nền móng và phát triển dần cho đến ngày hôm nay.

Nhằm ghi nhận công lao của Thám hoa Lương Như Hộc, người đời tôn ông là ông tổ của nghề in Việt Nam là lập đền thờ Thành hoàng tại làng Liễu Tràng quê hương của ông. Đền thờ được xếp hạng di tích vào năm 1992 và được tổ chức lễ hội hàng năm vào ngày 13 – 15 tháng 9.

2. Điểm danh những kỹ thuật in ấn tân tiến, hiện đại ngày nay

Kỹ thuật in ấn hộp giấy, túi giấy hiện nay có hai loại phổ biến. Ưu nhược điểm và tính ứng dụng của hai kỹ thuật in ấn này như sau:

2.1. In offset

Kỹ thuật in offset là kỹ thuật in thường sử dụng để in sách báo. Đây là kỹ thuật in ấn mà các hình ảnh dính mực in sẽ ép lên các tấm cao su hay còn gọi là tấm offset trước khi ép lên giấy. Kỹ thuật in offset được đánh giá là một trong những kỹ thuật in hiện đại ứng dụng rất phổ biến trong ngành in ấn túi giấy, hộp giấy, sách báo hiện nay.

Kỹ thuật In offset được ứng dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay

Ưu điểm của kỹ thuật in offset phải kể đến như:

  • Kỹ thuật in hiện đại tạo ra những bản in bền màu, sắc nét và hạn chế tình trạng mực in bị phai màu.
  • Khả năng in ấn đa dạng trên nhiều bề mặt khác nhau từ vải, giấy, gỗ đến vật liệu kim loại.
  • Tốc độ in ấn nhanh chóng tạo những thành phẩm chất lượng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Chi phí in ấn tương đối rẻ so với chất lượng sản phẩm.
  • Đặc biệt thích hợp với những doanh nghiệp cần in số lượng lớn vì bản in càng nhiều thì giá thành càng rẻ.
  • Các bản in với kỹ thuật in offset có tuổi thọ lâu bền do mực in không in trực tiếp lên bề mặt cần in.

Nhược điểm:

  • Không thích hợp với những doanh nghiệp in số lượng ít vì giá thành sẽ khá cao.
  • Khó in được những sản phẩm có hình dạng hoặc cấu tạo từ chất liệu khó in.
  • Màu sắc có sự sai lệch nhất định và ít tùy chọn màu.

2.2. In màu

In màu mang tới nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp in ấn

Ưu điểm của kỹ thuật in màu như sau:

  • Thao tác dễ dàng khi in không đòi hỏi nhiều về vấn đề kỹ thuật.
  • Có thể in sắc nét hình ảnh lên chất liệu vải.
  • Độ bền hình in cao và ít bị ảnh hưởng khi giặt.
  • Tạo màu sắc bắt mắt, ấn tượng phù hợp với nhiều nhu cầu của khách hàng.
  • Thích hợp sử dụng in số lượng từ ít đến nhiều.

Tuy rằng sở hữu nhiều ưu điểm nhưng in tẩy màu vẫn tồn tại các nhược điểm như:

  • In tẩy màu thường sử dụng in tốt nhất trên vải sợi Poly và in chưa tốt với chất liệu vải cotton.
  • Khó in với vải có màu vì hình in có khả năng cao bị nhiễm màu vải dẫn đến sai lệch về màu sắc.
  • Có thể in với số lượng nhiều nhưng cần đầu tư bài bản vì chi phí in màu tương đối cao.

Bài viết trên là những chia sẻ về lịch sử ngành in ấn Việt Nam và tìm hiểu về kỹ thuật in ấn hiện đại được ứng dụng trong ngày nay. Bạn có thể liên hệ với Thiết kế in ấn KTP để cập nhật thêm thông tin về dịch vụ in ấn hộp giấy, in ấn túi giấy chất lượng, giá thành phải chăng ngay hôm nay.

Nguồn bài viết: https://www.ubootwaffe.net/lich-su-nganh-in-an-viet-nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

bảng báo giá thiết kế in hộp giấy

Cách Xếp Hộp Giấy Đựng Rác Đơn Giản Tại Nhà

50+ Mẫu Standee Đẹp Và Ấn Tượng Không Thể Bỏ Qua